Chú thích Cao Trường Cung

  1. Xưng hiệu này được Bắc Tề Phế đế Cao Ân phong cho ông vào tháng 3, năm Kiền Minh đầu tiên (560)
  2. Theo Bắc Tề thư, sách đã dẫn, nhưng truyện kể về Phế đế Cao Ân của Bắc Tề thư và Bắc sử lại chép Cao Trường Cung là con trai thứ ba của Cao Trừng
  3. Bắc Tề thư, sách đã dẫn, chép rằng: "Văn Kính Nguyên hoàng hậu sanh Hà Gian vương Hiếu Uyển, Tống thị sanh Hà Nam vương Hiếu Du, Vương thị sanh Quảng Ninh vương Hiếu Hành, không rõ họ mẹ của Lan Lăng vương Trường Cung, Trần thị sanh An Đức vương Duyên Tông, Yến thị sanh Ngư Dương vương Thiệu Tín"
  4. Tường cũ nay là đông bắc Lạc Dương, Hà Nam
  5. Bắc Tề thư chép là Khiêu Cốc, Tư trị thông giám chép là Bách Cốc
  6. Đoạn Thiều mất vào tháng 9 cùng năm
  7. Tư trị thông giám, quyển 170, Trần kỷ 4
  8. Tư trị thông giám, quyển 171, Trần kỷ 5
  9. Nay là Lâm Chương, Hàm Đan
  10. Tùy Đường gia thoại chép Cao Trường Cung "trắng trẻo như phụ nữ"
  11. 1 2 3 4 5 6 Bắc tề thư, sách đã dẫn
  12. "Cựu Đường thư, Âm nhạc chí", "Nhạc phủ tạp lục", "Tiều ẩn bút lục", "Bích kê mạn chí" đều chép có đại ý: "Múa Đại Diện, có từ thời Bắc Tề. Bắc Tề Lan Lăng vương Cao Trường Cung có tài dùng binh mà mặt đẹp (hoặc mặt không có uy), thường đeo mặt giả để ra trận. Khi đánh quân Chu dưới thành Kim Dong, dũng trùm ba quân, người Tề khâm phục, làm ra bài ca múa để tán tụng phong thái của ông trong lúc chỉ huy chiến đấu, chính là "Lan Lăng vương nhập trận khúc"
  13. Cựu Đường thư, Âm nhạc chí